Để cho việc kết nối giữa các dầm cột thì người thi công thường sử dựng bulông, đai ốc, đinh tán hay có thể hàn trực tiếp. Ngoài ra, việc sử dụng bản mã để tạo sự kết nối chắc chắn giữa các dầm cột với nhau cũng là thiết bị cần thiết.
Bản mã có tên tiếng anh là Gusset Plate, bản mã còn có các tên gọi khác như: bản mã thép, bản mã cầu thang, sắt bản mã,… là tấm thép được hàn thành hộp vuông và đặt ở đầu cọc bê tông. Bản mã có tác dụng trung gian nối các đầu cọc bê tông với nhau trong quá trình thi công ép cọc bê tông xuống đất.
Bản mã thường được sử dụng nhiều trong thi công các công trình như làm móng nhà, cao ốc, móng cầu, liên kết dầm cột của cầu,… và rất nhiều cấu trúc xây dựng khác.
Ngoài sử dụng để kết nối giữa các cột bê tông với nhau, bản mã còn được sử dụng ở các vị trí khớp nối, điểm uốn cong hoặc mối liên kết rời rạc nhằm hỗ trợ việc chuyển ứng suất giữa các chi tiết của công trình, từ đó tăng cường mối nối và lực bám giữa chúng với nhau. Có rất nhiều cách để cố định bản mã như hàn, sử dụng bulong, đinh ốc,…
Nguyên liệu để sản xuất bản mã
Bản mã thường được làm từ thép cán nguội, thép không gỉ, thép mạ kẽm,… Sở dĩ bản mã được làm từ loại thép này bởi vì bản mã là vật liệu thường được sử dụng ở môi trường ngoài trời, đòi hỏi độ bền cao, chịu lực tốt.
Thép SS400 là loại thép phổ biến nhất trong việc sử dụng để chế tạo bản mã. Thép SS400 có độ cứng và cường độ chịu kéo của thép cao nên rất phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của bản mã.
Để bảo vệ bản mã khỏi những tác động của môi trường thì sau khi thi công xong nên phủ một lớp sơn lên bề mặt của bản mã, đồng thời có thể phủ lên toàn bộ kết cấu thép của công trình để bảo vệ một cách tốt nhất.
Ngoài sử dụng thép để làm bản mã thì trong một số trường hợp bản mã cũng có thể được làm từ nhôm, đồng. Tuy nhiên, bản mã làm từ nhôm và đồng không được sử dụng thông dụng bởi những chất liệu này độ cứng kém chỉ phù hợp với các cấu trúc nhỏ không đòi hỏi nhiều về khả năng chịu lực.